Hotline hỗ trợ:

Hotline: 0866447268 -(Văn Phòng)

Hotline: 0392 451 008 - (C.Chinh)

VẢI THUN COTTON KHÔ-NGUỒN GỐC CỦA VẢI COTTON?

VẢI THUN COTTON LÀ GÌ? NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?

 

Từ xa xưa, Ông Cha ta đã biết cách trồng bông để lấy quả đem về lấy sợi và dệt thành vải may ra những bộ quần áo. Ngày nay, khi công nghiệp phát triển, ngành dệt may phổ biến rộng rãi, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông làm nguyên liệu dệt vải thêm các công đoạn xử lý bằng hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm mục, mốc của vải, thì từ đó vải cotton được hình thành.

 

Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông. Tùy theo nhu cầu mà nhà sản xuất dệt ra các loại khác nhau như: 100% cotton hay 80% cotton pha 20% sợi tổng hợp khác.

 

Để sản xuất ra được vải cotton thì quy trình thực hiện không hề dễ dàng, cụ thể như sau:

 

- Bước 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại: Vào tháng 11-12 trong năm thì người ta sẽ thu hoạch bông, sau đó phần xơ bông sẽ được phân loại, chỉ chọn những quả đảm bảo chất lượng còn lại sẽ bị loại bỏ. Những xơ bông chất lượng sẽ được phơi khô ở những nơi khô ráo, thoáng mát để không bị lẫn tạp chất.

 

- Bước 2: Tinh chế xơ bông: Đây được xem là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất vải cotton. Sau khi đã phơi thật khô xơ bông, các tạp chất trong xơ sẽ được tách và làm sạch xơ, xơ bông sẽ được chuyển đến các nhà máy tinh chế, đến đây xơ bông sẽ được xé ra (giúp tách xơ mà vẫn đảm bảo là không làm ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn). Tiếp theo, xơ bông sẽ được đưa vào lò nấu và lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất cho đến khi chỉ còn xơ bông tinh chất.

 

- Bước 3: Hòa tan và kéo sợi: Sau quá trình tinh chế xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng, khi đó sẽ được hòa tan với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp. Hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi từ đó tạo thành những sợi cotton.

 

- Bước 4: Quá trình dệt vải cotton: Đây là quá trình xử lý hóa học của vải sợi cotton, các sợi ngang và sợi dọc sẽ được dệt tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt vải, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Tiếp theo, sẽ tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên vốn có của nó, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.

 

- Bước 5: Nhuộm vải cotton: Đây là quá trình cuối cùng để hoàn thiện vải cotton, sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm, sau khi nhuộm thì sẽ tiến hành căng kim hoặc cán ống, thêm các phụ chất khác để chất vải thêm mềm mịn, mát tay theo yêu cầu.

 

Để làm ra vải thun cotton thì từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất tạo ra vải thì khá là cầu kì và nhiều công đoạn, nên giá thành sẽ luôn cao hơn các loại vải khác, bên cạnh đó để làm giảm giá thành thì người ta còn pha thêm các loại sợi khác, để phân biệt được đâu là vải có thành phần 100% cotton và đâu là vải có tỷ lệ pha trộn thì thường sẽ có các cách sau đây:

 

- Nếu bạn có phòng thí nghiệm thì cho 1 mẫu vải nhỏ vào dung dịch axit, vải 100% cotton sẽ lập tức tan ra nhanh trong axit, còn có thành phần pha trộn thì nó sẽ tan tỷ lệ cotton còn lại vải không tan là phần sợi pha trộn poly (pe).

 

- Cách thông thường mà được nhiều người áp dụng nhất là: đốt chúng trên lửa, nếu 100% cotton thì cháy nhanh, lửa màu hồng, khói xám, mùi như giấy và tro tan khi chạm vào thì chắc chắn là 100% cotton. Còn nếu có pha thì khi đốt nó sẽ có mùi khét của nhựa, sau đó nó nhanh chóng vón cục lại.

 

Ưu điểm vượt trội của vải cotton 100% là mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng thấm hút cao, độ bền cao, giặt nhanh khô.

 

 

Tin liên quan

VẢI THUN COTTON KHÔ-NGUỒN GỐC CỦA VẢI COTTON?

icon zalo
Hotline tư vấn miễn phí: Hotline: 0866447268 -(Văn Phòng)